TS. Thang Văn Phúc
Viện trưởng – Viện những vấn đề phát triển
Nguyên Thứ trưởng Bộ nội vụ
KHAI MẠC ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Tiếp tuc phát huy các giá trị văn hóa tâm linh : Thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới .
Hôm nay sau hơn 3 tháng chuẩn bị tích cực với sự tham gia hào hứng của các cơ quan ,tổ chức , các viện khoa hoc và của các nhà nghiên cứu chuyên sâu để Hội thảo khoa học và thực tiễn về Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: Thực trạng, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới, được chính thức tổ chức trong những ngày tháng 5 lịch sử. Trước hết thay mặt Ban tổ chức Hội thảo , và Viện chử trì VIDS nhiet liệt chào mừng các vị khach quy , đại diện các cơ quan , tổ chức của Đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhà khoa hoc nghiên cứu về chủ đề Văn hóa tâm linh trong phát triển của VN, đã có mặt tham gia hội thảo có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc .
Thưa các vị đại biểu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về văn hóa, văn hóa tâm linh trong phát triển của Việt Nam được xác định tai QĐ số A 228 ngày 10-11-2020cuar Bộ KHCN cho Viện những vấn đề phát triển ( VIDS )mở ra một cơ hội cho nghiên cứu một vấn đề vừa có giá trị lịch sử truyền thống ngàn đời nay, vừa định hướng nghiên cứu các chuẩn mực cho sự phát huy các giá trị văn hóa tâm linh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
1/Cơ sở chính trị-pháp lý của vấn đề nghiên cứu :
- Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta có nhiều nội dung bổ sung, cập nhật, kế thừa, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị về tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà khoa học và tín đồ, chức sắc của các tôn giáo, cụ thể như sau:
++ “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan” (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.144)
- Ở Việt Nam, các thuật ngữ: “nguồn lực tôn giáo”, “nguồn lực các tôn giáo”, “các nguồn lực của các tôn giáo”… mới được đề cập mấy năm trở lại đây. Tuy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách công phu, toàn diện cả về nội hàm và ngoại diên các thuật ngữ trên, song ít nhiều các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị hay chính các chức sắc tôn giáo cũng có quan niệm nhất định về nguồn lực tôn giáo theo các cách tiếp cận khác nhau, …
- Thuật ngữ “nguồn lực” khi nhận định về những đóng góp của các tôn giáo trong Chỉ thị số 18-CT/TW (2018) của Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục được khẳng định và bổ sung thành “các nguồn lực của các tôn giáo”. VN là quốc gia đa tôn giáo. Hiện nay, Nhà nước đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 27 triệu tín đồ, chiếm khoảng 28% dân số cả nước, trên 55.000 chức sắc, gần 150.000 chức việc, gần 30.000 cơ sở thờ tự. [1] (Theo tuyengiao.vn)
- Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta khẳng định sự chủ động nhằm giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ: 1) Giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linhcủa quần chúng. 2) Phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hai nhiệm vụ này cần được tiến hành song song, đề cao tính chủ động của hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết.
- Về nhiệm vụ, giải pháp, Đảng ta nhấn mạnh: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”. Đảng Cộng sản Việt Nam: VKĐH XIII. t2 Tr.141.
KHÔNG DƯỚI 3 LẦN TẠI LỄ KHÁNH THÀNH Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ CHỦ TỊCH NƯỚC KHẲNG ĐỊNH:
- Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý truyền thống bền vững nối tiếp qua nhiều thế hệ người Việt ta, …Đồng thời đây là hoạt động tâm linh, cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,…Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc hàng nghìn năm, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng vẫn được bền bỉ trao truyền, vun đắp qua bao thế hệ, như một điểm tựa tâm linh vững chắc, cố kết tinh thần dân tộc Việt,
Đây là điểm hội tụ tâm linh, tại vùng đất phương Nam, vùng đất “Chín Rồng” anh dũng quật cường. (BĐT. 07/04/2022)…
- Thực tiễn thực hành tôn giáo tí ngưỡng và sinh hoạt văn hóa tâm linh hiện nay đặt ra nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ hơn ;
- Tính cấp thiêt của vấn đề cần nghiên cứu. “Tâm linh”, “Văn hoá tâm linh” những hiện tượng, sự kiện đặc biệt – tầm kỷ lục về sự quan tâm, các hình thức hoạt động tâm linh đang phát triên mạnh nhưng quản lý và định hướng phát triển chưa theo kịp yêu cầu – đó cũng là nghịch lý của phát triển hiện nay cần nhận thức và cập nhật dưới góc độ quản lý tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn. Không phải ngẫu nhiên đã có lời cảnh báo từ truyền thông: “Là hiện tượng khách quan trong xã hội ta, văn hoá tâm linh, hoạt động văn hoá tâm linh, hoạt động ngoại cảm tâm linh phản ánh một nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân và việc thoả mãn phần nào nhu cầu đó của nhân dân, trong khi Nhà nước chưa có điều kiện thoả mãn đầy đủ. Đề nghị Nhà nước có định hướng và quản lý chặt chẽ hơn nữa các hoạt động này sao cho phát huy được mặt tích cực, mặt tốt của văn hoá tâm linh, của các hoạt động văn hoá tâm linh và các hoạt động tâm linh ngoại cảm; lập lại trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hoá tâm linh (TCCS ngày 28-02-2008)
- Không phải ngẫu nhiên gần đây nhất TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân – thiện – mỹ.”[2]
- Tính cấp thiết của việc nghiên cưu còn thể hiện ở đặc điểm về địa lý, dân tộc, văn hoá của người Việt: Chúng ta là quốc gia đa dân tộc, văn hoá mỗi dân tộc có nét riêng bản săc độc đáo với 54 dân tộc anh em trải khắp vùng miền của 100 triệu dân. Hàng năm, lễ hội diễn ra thường xuyên mả hoạt động tâm linh thường gắn với lễ hội như là tác nhân tương thích đương nhiên. Khi UNESCO công nhận “Tục thờ Đạo Mẫu là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại”, các hoạt động đã khẳng định: “Tín ngưỡng thờ Mẫu – Điểm hẹn tâm linh của người Việt” (thegioidisan@gmail.com – 24/08/2018) [3]
- Bên cạnh những yếu tố tích cực góp phần vào đời sống văn hoá đa dạng có bản săc… thì xuất hiện những hoạt động phản văn hoá, phản tâm linh …rơi vào tệ mê tín dị đoan, khoác áo tôn giáo, đội mũ tâm linh, lạm dụng tín ngưỡng lễ hội, mượn đất nhà chùa, trục lợi mua bán thánh thần, cung tiến áp đăt những linh vật ngoại lai trái với thuần phong mỹ tục của văn hoá Việt . Đâu là nhu cầu tâm linh chính đáng, đâu là cái tín ngưỡng bị lợi dụng, đâu là mê tin dị đoan…Rất cần được lý giải.
- Đặc biệt sự bùng nổ nhu cầu nhận thức chia sẻ thông tin về lĩnh vực này đạt tầm kỷ lục: Khái niệm “Tâm linh” có khoảng 257.000.000 kết quả (0,40 giây)- Khái niệm “ du lịch tâm linh” 33.900.000 kết quả (0,47 g) “Văn hoá tâm linh” Khoảng 249. 000.000 kq (0,51 g) “Du lịch văn hoá tâm linh” (1.160.000.000 kq (0,74 g)
- Không chỉ là kỷ lục sô lượng thông tin trên mạng internet mà còn là chiều sâu về lịch sử thời gian xa xưa và chiều rộng về không gian địa lý trên nhiều nhà nước… hơn nữa ở nhiều cấp độ khác nhau – biên độ nội hàm vấn đề liên quan rất nhiều lĩnh vực: Khoa học tự nhiên Vật lý học Thiên văn học,… Khoa học xã hội nhân văn, Tâm lý học, Triết học, Y sinh học, Thần học,Luật học …Trong phạm vi giới hạn – Viện VIDS đề xuất nghiên cứu trọng tâm là Văn hoá tâm linh và phát triển với định hướng tích cực…Trong hội nhập sâu rộng hiện nay vấn đề này không kịp thời nhận thức sẽ là khoảng trống lớn về văn hoá.,
- Thưa quí vị , với ý nghĩa sâu sắc trên đây , Ban tổ chức Hội thảo hy vọng se đạt được mục tiêu và yêu cầu khiêm tốn của Đề án Hội thảo đua ra .
- Xin phép được tuyên bố khai mạc Hội thảo, và chúc thành công !
Hiểu Lam