LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHKT VIỆT NAM
VIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN Số 19 – HT/ VIDS |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2022 |
ĐỀ ÁN
Tổ chức Hội thảo khoa học & thực tiễn
Về “Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thực trạng,
những vần đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới”
Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, vào ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyên Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, ngày 24/11/ 2021 : “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hoá mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hoá, phản văn hoá; bảo vệ những giá trị chân – thiện – mỹ”, căn cứ vào vị trí, vai trò của Văn hóa tâm linh đối với nước ta trong quá trình phát triển; vào chức năng, nhiệm vụ của Viện những vấn đề phát triển ( VIDS ); Viện những vấn đề phát triển chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học – thực tiễn về chủ đề “Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thực trạng, những vần đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới”. Đây là một Hội thảo khởi đầu cho chuỗi nghiên cứu của chủ đề Văn hóa tâm linh trong phát triển của Việt Nam .
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
Làm rõ hơn, quán triệt sâu sắc hơn tư tưởng chỉ đạo của Đảng, nhà nước về phát huy và phát triển văn hóa tâm linh, các giá trị văn hóa tâm linh đối với sự phát triển của đất nước.
Đánh giá thực trạng văn hóa tâm linh, phát huy các giá trị văn hóa tâm linh; làm rõ các vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của văn hóa tâm linh, hạn chế các tác động tiêu cực đối với sự phát triển của đất nước trong gia đoạn mới.
- Yêu cầu
Làm rõ hơn cơ sở nhận thức lý luận – thực tiễn về văn hóa tâm linh, giá trị văn hóa tâm linh trong quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh của giai đoan mới.
Nhận diện rõ hơn thực trạng phát triển và sự tác động đa chiều của văn hóa tâm linh trong những năm qua; chỉ rõ các nguyên nhân hạn chế, yếu kém; làm rõ các vấn đề đang đặt ra.
Luận giải và đề xuất các định hướng, cơ chế, chính sách, tiếp tục phát triển lành mạnh văn hóa tâm linh và phát huy các giá trị tích cực của văn hóa tâm linh đối với sự phát triển của nước ta trong giai đoạn mới.
- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO
- Cơ quan chỉ đạo :
- Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội
- Cơ quan chủ trì và cơ quan đồng chủ trì
Cơ quan chủ trì :
- Viện Các vấn đề phát triển ( VIDS )
Cơ quan đồng chủ trì :
– Viện Trần nhân Tông
– Viện Kỷ lục Việt Nam
– Viện Văn hóa dân gian ứng dụng
- Ban Tổ chức Hội Thảo :
- Tiến sĩ Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Thông tin-truyền thông (cố vấn)
- Tiến sỹ Thang Văn Phúc, Viện trưởng Viện các vấn đề phát triển – Trưởng ban
- PGS-TS Trần Quốc Toản, Viện phó Viện những vấn đề phát triển – Phó ban
- Nguyễn Vi Khải, Viện phó Viện những vấn đề phát triển – Phó ban
- TS. Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ văn hóa- thông tin- phó ban
- Nguyễn Đức Đông, Viện phó Viện những vấn đề phát triển – ủy viên
- Lê Xuân Nghĩa, Phó CT Hội đồng quản lý Viện những vấn đề phát triển- uỷ viên
- Bà Nguyên Thị Mỹ, Phó viện trưởng Viện những vấn đề phát triển- ủy viên
- Nội dung Hội thảo:
Hội thảo tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
– Nhận thức, cơ sở lý luận – thực tiễn về văn hóa tâm linh, các giá trị của văn hóa tâm linh;
– Thực trạng văn hóa tâm linh, giá trị văn hóa tâm linh ở nước ta; những tác động, nguyên nhân, những vấn đề đặt ra;
– Định hướng phát triển lành mạnh văn hóa tâm linh; các giải pháp quản lý phát triển – phát huy các giá trị văn hóa tâm linh trong giai đoạn mới.
- Thành phần mời tham dự Hội thảo
1) Lãnh đạo các cơ quan :
– Lãnh đạo Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam;
– Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương;
– Lãnh đạo Ban Truyên giáo Trung ương;
– Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Lãnh đạo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội;
– Lãnh đạo Ban Tôn giáo của Chính phủ;
– Lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương;
– Lãnh đạo Tạp chí Cộng sản;
– Lãnh đạo Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
– Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2) – Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu khoa học (tham gia hội thảo và có báo cáo chuyên đề) :
– Viện những Vấn đề Phát triển;
– Viện Văn hóa – Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam;
– Viện Văn hóa Dân gian Ứng dụng;
– Viện Lý học Phương Đông ;
– Viện nghiên cứu và phát triển đạo mẫu Việt Nam;
– Viện Kỷ lục Việt Nam;
– Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
– Viện Văn hóa, Học viện CTQG HCM;
– Viện Văn hóa, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
– Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;
– Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội;
– Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội;
– Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người;
– Viện nghiên cứu chính sách Tôn giáo , Ban tôn giáo Chính phủ;
– Viện nghiên cứu bí mật vũ trụ và con người ;
– Viện Tư Vấn Công Nghệ và Đào tạo Toàn Cầu;
– Sở Văn hóa, thể thao Hà Nội;
– Ban tôn giáo Thành phố Hà Nội;
3) Các nhà khoa học và các chuyên gia liên quan (có báo cáo chuyên đề)
4) Các cơ quan truyền thông (đề đưa tin)
Tổng số đại biểu mời tham dự tại Hà Nội : khoảng 300 người
- Thời gian tổ chức Hội thảo: Ngày 24 tháng 5 năm 2022 tại Hà Nội , và TP Hồ Chí Minh dự kiến vào cuối tháng 8 năm 2022
- Địa điểm tổ chức Hội thảo : Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sau khi được phê duyệt Đề án tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức Hội thảo triển khai ngay các công việc sau :
– Lập Tổ giúp việc của Ban Tổ chức Hội thảo
– Ban Tổ chức Hội thảo thông qua dự kiến danh sách các báo cáo tham luận trình Ban chỉ đạo cho ý kiến (Dự kiến khoảng 30 – 35 Báo cáo chuyên đề).
– Ban Tổ chức Hội thảo liên hệ và đặt các chuyên gia viết báo cáo tham luận.
– Ban Tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị công tác truyên thông, vận động tài trợ cho Hội thảo (nếu có).
– Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức Hội thảo.
- Tiến độ thực hiện
– Trước 20/02/2022: Thông qua Đề án tổ chức Hội thảo.
– Từ 21- 30/2/2022: Ban Tổ chức liên hệ đặt viết các chuyên đề
– Từ 1/4 – 30/4/2022: Ban Tổ chức nhận các báo cáo chuyên đề
– Từ 1/5 – 15/5/2022: Ban Tổ chức Hội thảo thẩm định các báo cáo chuyên đề.
– Từ 15/5 – 20/5 /2022: Ban Tổ chức gửi giấy mới Hội thảo và triển khai kế hoạch tổ chức Hội thảo.
– Ngày Hội thảo: Ngày 24 tháng 5 năm 2022, tại Hà Nội
- Sử dụng kết quả Hội thảo:
– Báo cáo tổng hợp kết quả Hội thảo và các đề xuất kiến nghị trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước liên quan.
– Biên tập in khoảng 400 cuốn kỷ yếu Hội thảo về nội dung các bài tham luận của các tổ chức, các nhân tham dự Hội thảo
– Công tác truyền thông về tổ chức Hội thảo.
- 4. Kinh phí tổ chức Hội thảo
– Kinh phí của Viện các vấn đề phát triển và của các đơn vị phối hợp tổ chức.
– Kinh phí hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cho Hội thảo
– Kinh phí sử dụng cho: tổ chức hội thảo; trả tiền nhuận bút cho các báo cáo chuyên đề; công tác truyền thông; in kỷ yếu và in sách;
T/M LÃNH ĐẠO VIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
Viện trưởng
Nơi nhận :
-Liên hiệp các hội KHCN Việt Nam ( Báo cáo )
-Bộ Văn hóa –thể thao và du lịch( Báo cáo )
– Các cơ quan đồng chủ trì và tổ chức phối hợp TS Thang Văn Phúc
– Thành viên BTC( thực hiện )
– Lãnh đạo Viện ( VIDS )
– Lưu VT
—————————————————————————————————————————————————————————
PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM (VUSTA)
Kính thưa…..
- Thưa các vị đại biểu và các vị khách quý…
- Trước hết thay mặt Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam,tôi xin nhiệt liệt chào mừng các nhà khoa học, các nhà quản lý, các vị chức sắc tôn giáo về dự Hội thảo khoa học – thực tiễn với chủ đề “Tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa tâm linh: thực trạng, những vần đề đặt ra và định hướng phát triển trong giai đoạn mới”. Đây là một Hội thảo khởi đầu cho chuỗi các hoạt động nghiên cứu tiếp theo của chủ đề Văn hóa tâm linh trong phát triển của Việt Nam .
Thưa quý vị!
- Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Từ xa xưa, trong các hoạt động văn hoá truyền thống dân tộc, người Việt Nam đều có tổ chức các hoạt động văn hoá tâm linh. Các hoạt động này được tổ chức theo những lễ nghi trang trọng, uy nghiêm, với sự tham gia một cách thành kính, tự nguyện của nhân dân. Điển hình là các Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ tế Trời, Đất, tế Thần, Thánh, tế Tổ tiên nhằm mục đích cầu cho quốc thái, dân an, cho con cháu hạnh phúc. Những hoạt động văn hoá tâm linh này thực sự là nguồn lực tinh thần mãnh liệt góp phần dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm qua.
- Đảng và Nhà nước ta nhận thức được các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, trong đó có các giá trị văn hoá tâm linh. Nhiều công trình văn hoá tâm linh như tu tạo lại các đền đình, chùa, các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài kỷ niệm, các di tích lịch sử, các di tích văn hoá; tổ chức các nghi lễ tri ân các anh hùng dân tộc, các liệt sỹ; tổ chức nhiều đoàn quy tập mồ mả và hài cốt… v .v. đã thực sự là những việc làm có ý nghĩa tích cực, cao đẹp, có tính giáo dục truyền thống rất cao, được lòng dân, đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân.
- Hơn 35 năm đổi mới vừa qua cho thấy, đất nước ta càng phát triển, dân trí càng lên cao, KHCN đã và đang có những bước phát triển rất nhanh thì đời sống tâm linh của nhân dân nói chung, của cán bộ, đảng viên nói riêng càng phong phú, đa dạng.
- Từ 2 thập niên trước đây tại Hội nghị Trung ương 7, khóa IX, Đảng ta đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Điều này đã được luật hoá trong “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” (năm 2016) với nội dung: “1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân”.
- Như vậy, từ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta đều công nhận và bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cũng là thừa nhận và tạo điều kiện cho văn hóa tâm linh hoạt động và phát triển.
- Tâm linh và văn hoá tâm linh là những nội dung gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên nhận thức và thực hành văn hoá tâm linh lại là điều không ít người thấu đáo … lịch sử hình thành phát triển của vấn đề cho thấy thực trạng hoạt động văn hoá tâm linh xuất hiện những lệch lạc, tiêu cực cần được chấn chỉnh và hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý cho phù hợp với thực tiễn. Nghiên cứu văn hoá tâm linh cần được chú trọng như là một chiến lược phát triển văn hoá toàn diện trong giai đoạn mới.
Thưa các vị đại biểu!
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức đại diện lớn nhất của trí thức Việt Nam hiện nay với 32,5% đội ngũ trí thức cả nước (tính đến 31/5/2021) , Liên hiệp hội có tới 596 tổ chức Khoa học Công nghệ, tuy nhiên những tổ chức nghiên cứu lĩnh vực này không nhiều. Lãnh đạo Liên hiệp hội hoan nghênh Viện Những Vấn đề Phát triển ( VIDS) đã chủ động đề xuất chủ trì việc nghiên cứu nội dung “Văn hoá Tâm linh và Phát triển” đồng thời tập hợp đội ngũ các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học của Đảng , nhà nước , của các tổ chức xã hội liên quan, kể cả các doanh nghiệp phối hợp cùng triển khai có kết quả ban đầu như Hội thảo ngày hôm nay .
- Đây là việc triển khai một nội dung quan trọng mà Đại hôi Đảng lần thứ XIII đã xác định: “Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo”. [1]
- Trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua Chủ tịch nước cũng đã khẳng định hoạt động tâm linh này là điểm tựạ tâm linh vững chắc. Hội thảo của chúng ta diễn ra cũng đúng là dịp kỷ niệm 10 năm ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (năm 2012).
Thưa quý vị đại biểu!
Thật ngẫu nhiên Hội thảo diễn ra tại Hội trường có địa danh mang tên Hùng Vương – nếu Giỗ tổ Hùng Vương là điểm tựạ tâm linh vững chắc như lời Chủ tịch nước đã khẳng định thì sự có mặt đông đủ của các quý vị hôm nay là sự kết nối tâm linh bền vững rất ý nghĩa .
Thay mặt Lãnh đạo Liên hiệp hội, Tôi Xin trân trọng gửi tới các quý vị đại biểu lời chúc Sức khoẻ, An lành, May mắn.
Kính Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Hà Nội ngày 24 tháng 5 năm 2022